In Bạt Hiflex

HOTLINE: 0902.958.089

CẦN LÀ CÓ bạt hiflex NGAY

Bạt hiflex được sử dụng phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam. Bạn có thể bắt gặp các loại bảng hiệu, hộp đèn, poster, banno, băng rôn ở khắp các con đường. Không chỉ quảng cáo ngoài trời, chất liệu hiflex cũng được sử dụng hiệu quả ngay cả trong nhà như trong các Hội chợ, triễn lãm, Hội thảo…

Bạt Hiflex là gì

Hiflex là bạt PVC chịu lực tốt trong những điều kiện thời tiết ngoài trời, rất thích hợp cho quảng cáo ngoài trời. Chất liệu in Hiflex bền hơn các chất liệu khác với độ bám mực tốt nhất.

Đặc điểm in bạt hiflex

In hiflex là công nghệ in kỹ thuật số khổ lớn. Mặt Hiflex phẳng, trắng sáng có thể căng để làm bảng hiệu, hộp đèn. Có hai loại: in Hiflex bằng mực dầu (bền, có thể sử dụng ngoài trời) và in Hiflex bằng mực nước (sử dụng trong nhà). In Hiflex tiết kiệm thường được sử dụng in bảng hiệu, biển cửa hàng, bandroll quảng cáo.

Phân loại

- In hiflex không xuyên sáng dùng làm bảng hiệu quảng cáo ngoài trời. Đặc tính bạt không xuyên sáng, không làm lộ khung xương phía sau. Đáp ứng băng rôn, biển bảng panô không chiếu đèn, hoặc chiếu đèn hắt phía ngoài.

- In hiflex xuyên đèn sử dụng làm quảng cáo ngoài trời.

Tiêu chuẩn kỹ thuật in hiflex:

- Bạt Hiflex xuất xứ Đài Loan.

- In phun kĩ thuật số độ phân giải 720 dpi

- Loại mỏng: 0.32 ÷ 0.34 mm (in Bandroll)

- Loại trung: 0.36 ÷ 0.38 mm (in Mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu…)

- Loại dầy : 0.46 mm (in Pano, in biển tấm lớn)

Khổ in và quy cách

+ Khổ thông thường 80x240cm (Hoặc theo yêu cầu khách hàng)

+ Quy cách: Treo dọc một mặt hoặc 2 mặt

In Hiflex xuyên đèn

Đây là loại hiflex phổ thông nhất trên thị trường hiện nay. Loại này có rất nhiều độ dày khác nhau nhưng nếu độ dày càng mỏng thì khả năng xuyên đèn càng tốt.

Độ dày bạt hiflex xuyên đèn thường dùng là 0.32mm

Giá bạt hiflex xuyên đèn rất rẻ nên được sử dụng nhiều

In Hiflex không xuyên đèn

Loại hiflex này không có khả năng xuyên đèn nên bạt rất dày. Loại bạt chống xuyên đèn tốt nhất là loại bạt 2 da có màu xám ở mặt sau. Vật liệu này dày hơn hẳn so với hilfex xuyên đèn nên chúng thường dùng để treo trên cao hoặc in với kích thước lớn.

In Hiflex không xuyên đèn ngoài trời

In Hiflex không xuyên đèn ngoài trời

Độ dày của các loại bạt Hiflex trên thị trường hiện nay

Khi quý khách đến các cơ sở in bạt hiflex., nhân viên nhận hàng thường hỏi nhu cầu in của bạn là dùng quảng cáo hay tarng trí, trong nhà hay ngoài trời. Thực chất là họ muốn chọn độ dày in thích hợp với nhu cầu. Sau đây chúng tôi xin gởi đến bạn thông số bạt hiflex hay sử dụng:

Loại mỏng: Từ 0.320.34 mm thường dùng in băng rôn, làm hộp đèn xuyên đèn.

Loại trung bình: 0.36mm – 0.38mm thường dùng làm mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu,…

Loại dày: 0.46mm thường dùng để căng với kích thước lớn, treo ở nơi nhiều gió.

Loại bạt hiflex 2 da: có khả năng chống xuyên đèn cực tốt.

Những điều cần biết khi in hiflex

Chọn độ phân giải và kích thước file phù hợp để in bạt hiflex

Điều cần biết đầu tiên khi đặt in hiflex là bạn phải có file in đủ tiêu chuẩn. Không chọn file quá mờ hoặc độ phân giải quá cao sẽ gây nặng, hao tài nguyên.

Bảng hiệu hiflex chỉ cần độ phân giải 72dpi – 150 dpi là đủ. Loại biển này thường đặt cách người nhìn từ 1m trở lên. Đối với bảng hiệu vài chục mét vuông thì người nhìn phải đứng rất xa mới thấy. Vì vậy, hãy chọn độ phân giải thích hợp với kích thước in nhé.

Chỉ các sản phẩm cần in rõ với kích thước lớn thì mới cần độ phân giải cao. Từ 150 – 300dpi, những mức phân giải này thường dành

Định dạng file khi đặt in hiflex

Khâu cuối cùng khi khách hàng xác nhận in là xuất ra file tiff để in. Ngoài file tiff thì bạn có thể xuất theo định dạng: jpg, pdf, eps để chúng tôi xử lý. Miễn là phần mềm trên máy in hiflex kỹ thuật số đọc được. Nhưng file vẫn thường dùng nhất vẫn là file TIFF.

Một điều được giới design đồn đại là xuất file bằng Adobe Ilustrator thì đẹp hơn Corel. Nhưng chúng vẫn chưa đucợ kiểm chứng.

Khổ bạt in hiflex

Có 2 khổ máy in hiflex phổ biến đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng là máy dài 1.5m và máy dài 3.2m.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhu cầu đặt in số lượng lớn hơn kích thước của những nhà cung cấp. Vì vậy, trong trường hợp này thợ thi công sẽ dùng phương pháp ghép bạt. Có nghĩa là bộ phận thiết kế sẽ cắt file thiết kế và chừa biên cho bản ghép. Khi nối lại sẽ có tấm hiflex khổ lớn.

Hệ màu khi đem in bạt hiflex

Thường dùng hệ màu CMYK. Đây là hệ màu mà hầu hết những cơ sở in KTS đều sử dụng.

Yêu cầu khi in bạt hiflex

  • Thường chừa biên, ít nhất là 5cm cho mỗi biên 5cm để phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau. Ngoài ra, vẫn có thể đóng khoen để treo tường hoặc bắn đinh ốc
  • In băng rôn treo trang thì thường in bạt xỏ cây. Khi in sẽ chừa biên trên 10cm để có thể cán biên chừa xỏ cây
  • Cần biết rõ nhu cầu in là gì để in đúng độ dày. Tránh nhầm lẫn mất tiền in lại.
  • In hiflex chúng tôi khuyên quý khách nên chừa biên cho dù sử dụng vào múc địch gì. Điều này tránh làm bạt bị rách khi treo hoặc đóng khoen

Hãy tìm hiỂu kỹ trước những cơ sở in hiflex giá rẻ

Lợi dụng thị hiếu cần sản phẩm giá rẻ của khách hàng. Không hiếm những công ty in kỹ thuật số quảng cáo rằng in hiflex giá rất rẻ. Nếu có cơ sở nào thực sự có tâm thì họ sẽ nhập hiflex từ những nhà cung cấp uy tín với mức giá rẻ để hạ giá thành sản phẩm.

Nhưng trong hầu hết trường hợp mà khách hàng khiếu nại, nhưng cơ sở quảng cáo in hiflex giá rẻ thường là những cơ sở in những loại bạt mỏng, không chất lượng. Điều này gây tốn kém chi phí và thời gian đợi chờ sản phẩm không ưng ý cho mình.

Là công ty có tâm huyết trong nghề, chúng tôi khuyên bạn nên chọn công ty nào có giá cạnh tranh trên thị trường nhất, chứ đừng chọn giá rẻ nhất.